Sữa chua cho bé 6 tháng tuổi là nguồn dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ nhỏ như giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên chú ý đến những lưu ý dưới đây về sữa chua để đảm bảo tốt cho bé 6 tháng tuổi.
Bé 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm. Lúc này, mẹ có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn của trẻ hàng ngày để hệ tiêu hóa non yếu của bé được tiếp thêm các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tiêu hóa các loại thức ăn tốt hơn.
Dinh dưỡng có trong sữa chua tốt cho bé 6 tháng.
Sữa chua là sản phẩm của sữa đã được lên men nhờ các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, thành phần đường lactoza có trong sữa đã được chuyển hóa thành axit lactic. Loại axit này có vai trò làm đông thành phần sữa đạm có trong sữa giúp sữa chua sánh và đặc rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người.
Trong sữa chua có chứa một lượng lớn các dưỡng chất như protein, canxi,vitamin B, A, các khoáng chất và các lợi khuẩn tốt cho đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé 6 tháng ăn dặm bằng sữa chua.
Loại sữa chua nào phù hợp cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm?
Trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua mà mẹ có thể lựa chọn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, loại sữa chua được làm từ sữa bột công thức đúng với tháng tuổi vẫn là lựa chọn tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi.
Sữa chua an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi phải là loại sữa được lên men tự nhiên và không chứa chất bảo quản.
Các loại sữa chua được làm từ sữa bò tươi hoặc sữa bột công thức phù hợp với trẻ 6 tháng tuổi là lựa chọn hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể làm thêm loại sữa chua từ sữa đậu nành pha với sữa đặc có đường để lên mem cho bé ăn dặm tốt.
Cho trẻ 6 tháng tuổi ăn sữa chua như thế nào?
– Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng vẫn phải duy trì cho bé ăn hợp lý, tránh cho ăn quá nhiều và cũng không nên cho ăn quá ít. Lượng sữa chua vừa đủ đối với bé 6 tháng tuổi ăn dặm là khoảng 50g/ngày.
– Mẹ nên cho bé ăn sữa chua ngay sau bữa ăn để phát huy lợi ích tốt nhất. Vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát triển ở điều kiện nồng độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5, độ pH trong dạ dày không hoạt động chỉ bằng 2, sau khi ăn xong độ pH có thể tăng lên 3-5 là điều kiện chuẩn cho các lợi khuẩn hoạt động mạnh.
– Chú ý, sau khi cho bé ăn sữa chua cần cho trẻ uống nước và súc miệng ngay để tránh vi khuẩn có lợi gây hại cho men răng.
– Tuyệt đối không dùng sữa chua chung với các loại thuốc khác sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi có trong sữa chua.
– Các mẹ không nên đun nóng sữa chua hoặc để sữa chua quá lạnh vì có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua.
Ngọc Hồng (tổng hợp)
Cùng danh mục
- Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý khi mang thai
- Những sai lầm về chế độ dinh dưỡng ăn dặm khiến trẻ chậm lớn
- Những sai lầm làm mất đi sự tự tin của trẻ
- Bật mí lợi ích và thời điểm uống nước dừa trong ngày cực tốt đối với mẹ bầu
- Bật mí 3 cách trị rạn da sau sinh hiệu quả
- Bà bầu không nên ăn gì trong thời gian có thai tránh ảnh hưởng đến thai nhi
- Chống gù lưng vẹo cột sống cho trẻ em bằng cách nào?
- Tuần thai thứ 21 và những thông tin bà bầu cần biết
- Mách mẹ 2 lưu ý về sữa cho trẻ sơ sinh
- Phương pháp chăm sóc trẻ sinh non khỏe mạnh, thông minh
- Mang thai 6 tuần và những điều bà bầu cần biết
- Điểm mặt 7 thực phẩm giúp bé tăng cường trí nhớ
- Điểm tên những thực phẩm giàu axit folic dành cho bà bầu
- Mách nhỏ cho mẹ những mẹo tập cho bé tự xúc ăn hiệu quả
- 3 lưu ý khi cho trẻ uống sữa tươi