Bé có thể tự ăn bằng thìa vào khoảng thời gian 12 tháng tuổi, nhưng để mẹ nhàn hơn trong việc chăm con cũng như giúp bé hình thành nên một thói quen tự lập ngay từ khi còn nhỏ thì trong thời gian từ 6 – 9 tháng, mẹ cũng có thể tập cho bé tự ăn bằng những kĩ năng sau.
Tập cho bé làm quen trước
Để giúp bé không gặp nhiều khó khăn khi tự xúc ăn và đồng thời giúp bé có hứng thú hơn với việc tự cầm thìa xúc ăn thì trước tiên mẹ hãy tạo việc tập cho bé như là một trò chơi, hãy để bé bắt chước mẹ thông qua hành động mẹ giả vờ xúc thức ăn cho vào miệng. Đây là cách đơn giản nhất để giúp bé học nhanh việc tự xúc ăn mà không có cảm giác bị ép buộc.
Dụng cụ ăn phù hợp
Các bé luôn thích những đồ vật có hình dạng ngộ nghĩnh và màu sắc. Do vậy, mẹ nên chọn cho bé bộ chén bát phù hợp với độ tuổi của bé để kích thích thị giác, giúp bé ăn ngon hơn và có thể tự chủ động xúc nhiều hơn.
Ngoài màu sắc, mẹ cũng nên để ý về hình dáng để giúp bé dễ dàng hơn trong việc cầm, nắm muỗng ví dụ như chén thì mẹ nên chọn những loại có vành nhẹ, không trơn, còn muỗng thì mẹ nên chọn loại có tay ngắn, lòng muỗng nông, độ rộng vừa phải để giúp bé dễ dàng đưa lên miệng hơn.
Hiểu tâm lý của bé
Đây là việc rất quan trọng để giúp bé hào hứng hơn với việc tự ăn uống. Để đảm bảo được điều đó thì mẹ hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng nhưng phải cương quyết khi cần thiết.
Mẹ hãy tạo nên những lời khen với sự nỗ lực cầm muỗng của bé hay mỗi khi bé tự xúc được thức ăn vào miệng mà ít bị rơi. Việc này sẽ khiến cho bé cảm thấy thích thú và muốn thực hiện các động tác này nhiều hơn.
Làm mẫu cho bé
Cách này giúp cho trẻ thấy được niềm vui của người tự xúc ăn và thúc đẩy bé tập trung bắt chước nhiều hơn. Do vậy, bố mẹ hãy dùng muỗng cùng bé tự xúc ăn và nhai kĩ, mẹ cũng nên kể vài câu chuyện về tác hại của việc không nhai kĩ để giúp bé ăn uống đúng cách và hào hứng hơn khi ăn.
Kiên trì thực hiện và chờ đợi
Việc tập cho bé tự xúc ăn không phải ngày một ngày hai là có thể giúp bé thành công được, đôi khi phải cần đến một khoảng thời gian khá dài bé mới có thể thành thạo để tự xúc ăn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ nản lòng, sốt ruột và tự xúc cho bé ăn luôn, như vậy thì việc tập cho bé ăn sẽ khó mà thành công.
Vì thế, mẹ không nên nóng ruột, không nên sợ bẩn, hãy kiên trì giúp bé một thời gian và hãy tạo nó thành thói quen hàng ngày, dần dần đến một ngày nào đó, mẹ sẽ thấy bất ngờ về việc bé ăn rất thành thạo từ lúc nào không hay đấy.
Khơi dậy sự hứng thú cho bé khi ăn
Việc bé hào hứng tự ăn cũng một phần dựa vào đồ ăn bắt mắt. Do vậy, mẹ hãy chịu khó trang trí đồ ăn sao cho có màu sắc sinh động, bắt mắt. Việc này sẽ giúp bé chủ động hơn để xúc ăn mà không cần mẹ giục đấy.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy cho bé cơ hội để tự lựa chọn những loại thức ăn phù hợp trong thực đơn đã chuẩn bị sẵn. Đây là cách giúp trẻ cảm nhận mình được tôn trọng và còn giúp cho bố mẹ hiểu hơn về sở thích ăn uống của con mình.
Đôi khi mẹ cần nghiêm khắc với bé
Mẹ nên nghiêm khắc với bé khi bé có những hành động xấu trong việc ăn uống như xúc thức ăn ném ra ngoài hoặc vứt muỗng. Để không phải gặp trường hợp này, thì ngay từ đầu trước khi dạy cho trẻ tập xúc ăn thì mẹ nên cho bé biết được mục đích của việc cầm muỗng. Còn trong trường hợp bé tỏ ra chán nản và nghịch ngợm thì mẹ hãy chấm dứt việc tập cho bé tại đây và bắt đầu lại bữa ăn kế tiếp.
Phương Linh (t/h)
Cùng danh mục
- Điểm tên những thực phẩm giàu axit folic dành cho bà bầu
- Bà bầu không nên ăn gì trong thời gian có thai tránh ảnh hưởng đến thai nhi
- Tuần thai thứ 21 và những thông tin bà bầu cần biết
- Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Bí kíp tẩy giun an toàn cho bé không cần dùng thuốc
- 3 lưu ý khi cho trẻ uống sữa tươi
- Bật mí 3 cách trị rạn da sau sinh hiệu quả
- Mang thai 6 tuần và những điều bà bầu cần biết
- Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý khi mang thai
- Phụ nữ sau sinh cần kiêng những loại thực phẩm nào?
- Điểm mặt 7 thực phẩm giúp bé tăng cường trí nhớ
- Những lưu ý về sữa chua cho bé 6 tháng tuổi
- Cách làm sữa chua bằng sữa mẹ bổ dưỡng, không bị tách nước
- Chống gù lưng vẹo cột sống cho trẻ em bằng cách nào?
- Bật mí lợi ích và thời điểm uống nước dừa trong ngày cực tốt đối với mẹ bầu