Tăng cân khi mang thai đó là điều hoàn toàn bình thường của các mẹ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ tăng cân rất nhiều nhưng khi sinh con, bé vẫn thiếu cân, còi xương hoặc suy dinh dưỡng. Vậy làm sao để cơ thể mẹ không tăng cân quá nhiều mà vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con? Mời các mẹ cùng tham khảo một số bí quyết để tăng cân hợp lý khi mang thai dưới đây:
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bà bầu có nghĩa là cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể mẹ và dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Có nhiều người khuyên rằng không nên ăn tinh bột vì tinh bột sẽ làm mẹ tăng cân nhiều. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì tinh bột không chỉ có tác dụng trong việc cấu thành nhân tế bào, cơ và não bộ của thai nhi mà còn có tác dụng đảm bảo đủ lượng đường trong máu và giúp chống lại một số triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn…khi mang thai của mẹ bầu.
Để hạn chế tăng cân khi mang thai, mẹ chỉ cần giảm lượng tinh bột, hạn chế chất béo, đồ ngọt, đồ chiên xào. Thay vào đó là nên ăn đồ luộc, hấp, các loại rau xanh và trái cây vừa cung cấp đủ chất, dễ ăn, dễ tiêu hóa lại khiến chúng ta đỡ béo hơn.
2. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
Việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, táo bón của mẹ bầu trong thời kỳ ốm nghén mà còn có tác dụng chống đói, giảm cảm giác thèm ăn. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ vẫn đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng và lượng calo cần thiết mà năng lượng và độ đường trong máu vẫn ổn định. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa với chế độ dinh dưỡng tương đương. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ăn các loại hoa quả, bánh mỳ hoặc các loại hạt để làm đầy dạ dày mà vẫn không bị tăng cân.
3. Ăn chậm, nhai kỹ
Theo các nghiên cứu gần đây, những người ăn nhanh, ít nhai thường có xu hướng ăn nhiều hơn đáng kể so với những người nhai kỹ. Việc ăn chậm nhai kỹ không chỉ giúp con người tận hưởng được hết hương vị thơm ngon của món ăn mà còn giúp cho việc tiêu hóa được tốt và khiến mẹ có cảm giác nhanh no hơn .
4. Uống đủ nước
Theo các chuyên gia y tế, trong thời gian mang thai, mỗi ngày mẹ bầu cần uống ít nhất 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày có tác dụng giảm các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, phù nề, táo bón. Thêm vào đó, việc uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, giảm được nguy cơ mắc các triệu chứng thường gặp như: táo bón, trĩ, buồn nôn, chóng mặt, rạn da, phù nề…
Đặc biệt, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác mệt mỏi và nhanh đói hơn. Từ đó, thay vào những món đồ ăn vặt làm tăng đáng kể số cân nặng của mẹ, mẹ có thể chọn cách uống các loại nước ép trái cây. Vừa giúp mẹ ngon miệng, hết cảm giác thèm ăn mà còn giúp cho làn da được cải thiện đáng kể.
5. Tập thể dục đều đặn
Nhắc đến việc tăng cân hợp lý hay giữ gìn vóc dáng khi mang thai và sau khi sinh không thể không kể đến các bài tập thể dục hàng ngày. Việc tập luyện hàng ngày có tác dụng rất lớn đối với việc tăng cường sức khỏe, giảm cảm giác mệt mỏi, duy trì tinh thần thoải mái và kiểm soát cân nặng khi mang thai rất tốt. Những bài tập mẹ có thể thực hiện như bơi lội, đi bộ, yoga, kegel…
Hoàng Giang
Cùng danh mục
- Phụ nữ sau sinh cần kiêng những loại thực phẩm nào?
- Những lưu ý về sữa chua cho bé 6 tháng tuổi
- Phương pháp chăm sóc trẻ sinh non khỏe mạnh, thông minh
- Chống gù lưng vẹo cột sống cho trẻ em bằng cách nào?
- Cách tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
- 6 bí quyết giúp bà bầu luôn tự tin, xinh đẹp khi mang thai
- Những sai lầm về chế độ dinh dưỡng ăn dặm khiến trẻ chậm lớn
- Những sai lầm làm mất đi sự tự tin của trẻ
- Bí kíp tẩy giun an toàn cho bé không cần dùng thuốc
- Mách nhỏ cho mẹ những mẹo tập cho bé tự xúc ăn hiệu quả
- Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Bà bầu không nên ăn gì trong thời gian có thai tránh ảnh hưởng đến thai nhi
- Điểm mặt 7 thực phẩm giúp bé tăng cường trí nhớ
- Cách làm sữa chua bằng sữa mẹ bổ dưỡng, không bị tách nước
- Mang thai 6 tuần và những điều bà bầu cần biết