Khi bà bầu mang thai 6 tuần cũng là lúc thai nhi bắt đầu có tay, chân và kích thước của bé cũng tăng lên đáng kể so với những tuần trước. Trong tuần thứ 6 này, bà bầu cần biết rõ về một số vấn đề sau đây.
Mang thai 6 tuần và sự phát triển của thai nhi.
Từ tuần thứ 6, bé có thể được gọi là thai nhi thay vì chỉ là phôi thai như trước kia. Đuôi của bé sẽ dần biến mất trong khi tay và chân bắt đầu xuất hiện. Lúc này, kích thước của cơ thể bé vào khoảng 1cm.
Trong tuần thứ 6, hệ thống tiêu hóa và hô hấp của bé bước đầu được hình thành cơ bản với sự xuất hiện của ruột thừa và tuyến tụy. Đây là hai cơ quan sẽ tiến hành sản xuất ra hormone insulin. Đồng thời, chóp mũi và mí mắt của bé cũng trở nên rõ nét dù hai mắt của bé vẫn còn ở vị trí xa nhau.
Đây là thời điểm mà bé đã có van tim và có thể có một vài chuyển động mà mẹ không cảm nhận được. Bé còn rất nhỏ, nằm theo hình chữ C và có hình dánh như một hạt đậu nhỏ.
Mang thai 6 tuần và những thay đổi của mẹ.
Khi mang thai được 6 tuần, bụng của bà bầu trông vẫn bình thường dù có to lên đôi chút. Đây cũng là giai đoạn mà những cơn ốm nghén làm phiền các mẹ nhiều nhất do sự thay đổi của hormone bên trong cơ thể. Bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và nhạy cảm với mùi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy khó chịu ở ngực và đi tiểu nhiều hơn.
Bà bầu có thể cảm nhận thấy vùng chậu của mình hơi nặng hơn so với trước đó, nhất là khi đã ăn no. Ngoài ra, thắt lưng cũng bị đau do áp lực từ phía tử cung. Tuy nhiên, các mẹ không nên lo lắng quá bởi đây là dấu hiệu rất bình thường khi mang thai ở tuần thứ 6.
Lúc này, bà bầu thường xuyên thấy mệt mỏi và muốn được ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn. Do đây là giai đoạn đầu mang thai nên tâm trạng của các mẹ cũng không được tốt, bạn sẽ thấy mình trở nên thất thường và khó chịu, hay gắt gỏng với những người xung quanh.
Mang thai 6 tuần và những điều mẹ cần chú ý.
Bà bầu nên bắt đầu đi khám thai để kiểm tra sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý cũng rất cần thiết trong tuần thứ 6 này.
Dù bị ốm nghén nhưng bà bầu cũng không nên bỏ bữa mà hãy ăn đầy đủ và chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Các mẹ nên tránh xa khói thuốc, chất kích thích và những món ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.
Ngực của bà bầu sẽ lớn dần nên chị em cần mặc những loại áo ngực rộng rãi, thoải mái. Để giảm đau lưng, các mẹ có thể sử dụng loại gối dành riêng cho bà bầu.
Bà bầu không nên làm việc quá sức, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho chính bản thân mình bởi mẹ có cảm thấy mạnh khỏe và hạnh phúc thì thai nhi trong bụng mới có thể phát triển tốt.
Phương Mai
Cùng danh mục
- Cách tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
- Điểm tên những thực phẩm giàu axit folic dành cho bà bầu
- Những sai lầm về chế độ dinh dưỡng ăn dặm khiến trẻ chậm lớn
- Chống gù lưng vẹo cột sống cho trẻ em bằng cách nào?
- Tuần thai thứ 21 và những thông tin bà bầu cần biết
- Phương pháp chăm sóc trẻ sinh non khỏe mạnh, thông minh
- Bí kíp tẩy giun an toàn cho bé không cần dùng thuốc
- Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý khi mang thai
- Phụ nữ sau sinh cần kiêng những loại thực phẩm nào?
- Bà bầu không nên ăn gì trong thời gian có thai tránh ảnh hưởng đến thai nhi
- Mách nhỏ cho mẹ những mẹo tập cho bé tự xúc ăn hiệu quả
- Mách mẹ 2 lưu ý về sữa cho trẻ sơ sinh
- Bật mí 3 cách trị rạn da sau sinh hiệu quả
- Bí quyết giữ vóc dáng thon gọn cho mẹ bầu trước và sau sinh
- Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ sơ sinh